CÔNG TY BẢO VỆ VIỆT THIÊN LONG — NƠI ĐẶT TRỌN NIỀM TIN

NHỮNG CÁCH XỬ LÝ ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG CHÁY NỔ

NHỮNG CÁCH XỬ LÝ ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG CHÁY NỔ

1. CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ BẮT LỬA VÀO QUẦN ÁO ✅

📍 Bình tĩnh, không hoảng sợ, dừng chạy ngay lập tức.

📍 Nằm nhanh xuống sàn nhà hoặc áp mình vào tường phía trước hoặc sau; không lấy tay dập lửa; không được nhảy ngay vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước nếu không chắc chắn đó là nơi an toàn vì nước có thể bị nấu sôi do lửa tác động.

📍 Một tay che miệng, một tay che mắt, mũi và tiếp tục cuộn tròn cho tới khỉ tắt lửa.

2. CÁCH XỬ LÝ KHI THẤY NGƯỜI KHÁC CHÁY ✅

📍 Trấn an giúp người đó không hoảng sợ, dừng chạy ngay lập tức.

📍 Dùng chăn chiên đã tẩm nước hoặc dùng các bình bột, chữa cháy, nước để dập tắt lửa.

📍 Đưa người bị cháy đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc, theo dõi tình hình sức khỏe.

3. CÁCH SƠ CỨU NGƯỜI BỊ NGỪNG THỞ ✅

📍 Nếu nạn nhân ngừng thở nhưng mạch còn đập, tiến hành hô hấp nhân tạo sau đỏ kêu gọi sự hỗ trợ giúp đỡ và tiếp tục hô hấp cho đến khi nạn nhân bắt đầu tự thở được hoặc đến khi có người đến giúp đỡ.

📍 Nếu nạn nhân ngừng thở và mạch cũng ngừng đập phải tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực. Người cứu cần thực hiện 1 chu kỳ: 2 lần thổi ngạt sau đó ép tim 30 lần. Dừng lại để kiểm tra tim, phổi nạn nhân. Nếu nạn nhân tự thở được thì dừng thổi ngạt, tim mạch hoạt động lại thì dừng ép tim. Nếu chưa phục hồi thì vẫn cấp cứu theo chu kỳ trên cho đến khi nạn nhân phục hồi hoặc nhân viên y tế đến.

📍 Đưa đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc theo dõi tình trạng sức khỏe

4. CÁCH SƠ CỨU NGƯỜI BỊ BỎNG ✅

📍 Sử dụng nước sạch (nhiệt độ nước tốt nhất là từ 16 - 200 C để ngâm và rửa vết bỏng. Nên tận dụng các nguồn nước sẵn có như nước đun sôi để nguội, nước máy, nước mưa, nước giếng...

📍 Có thể ngâm, rửa phần bị bỏng dưới vòi nước hay trong chậu nước mát hoặc dội liên tục nước sạch lên vùng bỏng hoặc đắp thay đổi bằng khăn ướt.

📍 Kết hợp vừa ngâm rửa phần bị bỏng, vừa cắt bỏ quần áo bị cháy, rửa sạch dị vật hoặc tác nhân gây bỏng còn bám vào vết bỏng.

📍 Đưa đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc theo dõi tình trạng sức khỏe.

5. CÁCH SƠ CỨU NGƯỜI HÍT PHẢI KHÓI ✅

📍 Đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm, đến nơi có không khí trong lành, thoáng. Dập tắt lửa hay lửa cháy trên áo quần nạn nhân.

📍 Nếu nạn nhân bất tỉnh thì kiểm tra nhịp thở, mạch đập của nạn nhân và chuẩn bị hô hấp nhân tạo.

📍 Đặt nạn nhân ở tư thế hồi sức.

📍 Cho nạn nhân thở oxy nếu có sẵn và bạn đã được huấn luyện

📍 Chữa các vết bỏng hay các vết thương tích khác.

📍 Đưa đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc theo dõi tình trạng sức khỏe

6. CÁCH THOÁT NẠN ĐÁM CHÁY TRONG NHÀ CAO TẦNG ✅

📍 Khi sống, làm việc, sinh hoạt trong tòa nhà phải để ý đến các đường lối, sơ đồ thoát nạn.

📍 Khi có cháy hãy thật sự bình tĩnh suy xét, đó là yếu tố quan trọng nhất.

📍 Dùng các thiết bị chữa cháy có sẵn dập tắt đám cháy. Nếu không dập được cháy hãy đóng cửa phòng bị cháy lại.

📍 Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn (hoặc nghe thông báo qua hệ thống truyền thanh). Có thể tìm lối thoát sang các phòng khác. Lưu ý hãy sử dụng cầu thang bộ hay theo lối có đèn EXIT để thoát nạn. Tuyệt đối không dùng thang máy vì khi xảy ra hỏa hoạn có thể nguồn điện bị ngắt, bạn sẽ bị kẹt trong đó.

📍 Trong quá trình thoát nạn nên thông báo cho những người khác ở các phòng lân cận biết.

📍 Khi di chuyển trong khu vực có nhiều khói phải cúi thấp người (đôi khi phải bò trên sàn) để khỏi bị ngạt vì khói luôn luôn bay lên cao. Nếu có điều kiện, hãy dùng khăn thấm nước che kín miệng, mũi sẽ giúp hạn chế hít phải khí độc.

📍 Nếu phải băng qua lửa thì ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng, mũi; phải dùng chăn, áo thấm nước ướt trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy thoát nhanh ra ngoài qua đám lửa để tránh bị cháy quần, áo gây bỏng da.

Trước khi mở cửa phòng để đi ra ngoài hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở (bằng cách sờ tay vào cửa). Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở.

📍 Khi mở cửa, nên tránh mặt, né người sang một bên đề phòng lửa tạt (để tránh tổn thương do hiện tượng chênh lệch áp suất). Khi còn ở trong phòng nếu thấy có khói lùa vào hãy dùng vải, giẻ ướt chèn kỹ các khe hở không cho khói tràn vào phòng.

📍 Nếu không tìm thấy lối ra cửa chính, hãy di chuyển ra ban công hoặc mở cửa sổ. Rồi từ ban công hoặc cửa sổ hãy hô to hoặc vẫy khăn (có thể đùng đèn flash của điện thoại di động khi trời tối) cho mọi người biết. Sau đó gọi ngay cho lực lượng phòng cháy chữa cháy (số 114) để thông báo vị trí cụ thể của mình.

📍 Trong khi chờ đợi lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp, hãy tìm các phương tiện cứu nạn có sẵn trong tòa nhà được trang bị từ trước như thang, dây thoát hiểm để xuống.

📍 Hãy quan sát kỹ để tìm kiếm phương tiện thoát nạn như tấm rèm, ga xé dọc, quần áo gió buộc lại...

📍 Trong quá trình thoát nạn đám cháy trong nhà cao tầng, người bị nạn tuyệt đối không hoảng hốt, nhảy từ trên cao xuống sẽ rất nguy hiểm. Có thể giúp đỡ những người xung quanh thoát nạn ra ngoài an toàn khi bản thân có đủ sức khỏe và tỉnh táo. Khi đã thoát ra ngoài tuyệt đối không được quay lại. Khi có lực lượng cứu hộ đến, cần phải tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn của lực lượng PCCC chuyên nghiệp hoặc nhân viên hướng dẫn thoát nạn của tòa nhà.

📍 Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản về các loại thiết bị phòng cháy chữa cháy cũng như những kỹ năng mà nhân viên bảo vệ cần nắm rõ. Các công ty bảo vệ cần tổ chức tập huấn phòng cháy chữa cháy hàng tháng hoặc hàng quý để nhân viên được trang bị đầy đủ kỹ năng để phản ứng lại với những tình huống bất ngờ diễn ra.

Bảo vệ Việt Thiên Long chúc các bạn thành công!

 

Công Ty CP DVBV Việt Thiên Long

Địa chỉ: Tòa nhà 141 Phạm Huy Thông, P.6, Q.Gò Vấp, TP.HCM.

Website: baovevietthienlong.com.vn

Điện thoại: 0286 2561 2222

P.CSKH: 0931455199 (Ms. Ngọc Duyên).

P.Nhân sự: 0906774899 (Ms. Mỹ Nhi).